Để giải đáp cho các thắc mắc về việc nền tảng ACCESSTRADE, Dinos, Rentracks, MasOffer hay các chiến dịch tài chính, sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada có lừa đảo hay không khi triển khai tiếp thị liên kết thực tế câu trả lời chính xác sẽ rất khó. Lý do chính của việc này liên quan tới các yếu tố có thể phát sinh do tracking (lỗi tracking, lỗi cookie, khả năng tích hợp trao đổi API giữa nền tảng với các bên, điều kiện kết nối internet,..), các yếu tố khách quan về việc đáp ứng điều kiện ghi nhận đơn trong các chiến dịch cũng sẽ ảnh hưởng tới quá trình ghi nhận đơn hàng.
Nhìn chung khi tham gia tiếp thị liên kết khi có cảm giác đơn bị mất (lost đơn) thì đa số người tham gia sẽ nghĩ ngay tới việc bị lừa và hoài nghi về việc “đối tác có lừa đảo mình khi không ghi nhận đơn hay không”?. Đây cũng là điều hoàn toàn bình thường, ngay cả bản thân mình cũng vẫn còn suy nghĩ này khi tham gia chính dịch mới, nền tảng mới.
P/s: về mặt kỹ thuật hiện tại nếu có nền tảng nào tracking chính xác tuyệt đối thì thực sự rất khó? sẽ có những con số ghi nhận % tỷ lệ click bị mất nhất định, cụ thể là cookie ghi nhận bị lỗi hoặc không được khởi tạo thành công khi khách hàng truy cập liên kết tiếp thị.
Nền tảng tiếp thị liên kết có lừa đảo không?
Câu trả lời với quan điểm của mình là KHÔNG. Các hệ thống như vậy và đối tác thương mại điện tử uy tín hàng đầu Việt Nam như họ ít có khả năng đi lừa đảo số % hoa hồng từ người làm tiếp thị liên kết. Tuy nhiên, câu trả lời chính xác thì mình không chắc chắn, đặc biệt là nền tảng vì nền tảng sẽ 1 phần phụ thuộc vào kỹ thuật tích hợp hệ thống tracking với web/ app của đối tác. Khi kỹ thuật bên đối tác kết nối có vấn đề thì tỷ lệ ghi nhận đơn (tracking, cooki) sẽ luôn có vấn đề. Minh chứng cho điều này là bạn sẽ thấy đối tác của nền tảng hay bảo trì hệ thống, tạm ngưng chiến dịch để điều chỉnh.
Dưới góc nhìn kỹ thuật của mình thì nếu đối tác viết tích hợp nền tảng với việc chủ định giới hạn % duyệt với nền tảng là điều khá đơn giản. Ví dụ mình là đơn vị App tài chính A và mình viết một số thuật toán để phân loại tracking, tỷ lệ duyệt trên hệ thống kiểu:
- Link đến từ nền tảng AT => chỉ ghi nhận 50% đơn hợp lệ.
- Link đến từ nền tảng Rentrack => chỉ ghi nhận 50% đơn hợp lệ.
- Đối soát thì đối tác sẽ chỉ cho nền tảng thấy nhưng gì họ muốn cho.
- …
Vậy việc đối soát trong trường hợp này không hiệu quả sao? cũng tùy vào hiệu quả giữa đối tác và nền tảng. Đối soát cũng không ăn thua nếu đối tác có chủ đích rồi. Hiện tại AT trong các chiến dịch tài chính có cung cấp mã hay đại loại quy định nội dung khi thực hiện việc đăng ký, hỗ trợ tìm kiếm lại đơn đã mất nhưng nó chỉ mang tính hình thức là chính. Khi đối soát AT có thể đòi đơn từ đối tác từ bằng chứng pub cung cấp nhưng tỷ lệ này như mình nói trên rồi sẽ chỉ về một cơ số nhất định mà đối tác muốn để giữ sự cộng tác thôi. Đó chính là lý do đơn mất vẫn mất dù chính pub đăng ký hợp lệ để kiểm tra là vậy.
Nhìn chung nền tảng ít có khả năng gian lận nhưng đối tác của chúng ta thì có thể
Ngoài ra, còn một vài yếu tố sau sẽ khiến publisher nghĩ mình bị lừa.
Khách hàng giới thiệu không đáp ứng điều kiện ghi nhận đơn
Đối với các chiến dịch tài chính, cài đặt app
Mặc dù được ghi nhận cookie chính xác nhưng khách hàng không đáp ứng điều kiện từ đơn vị cung ứng dịch vụ như: nợ xấu, xác thực không thành công, hồ sơ đăng ký vay không hợp lệ,… thì đơn ghi nhận cũng sẽ không được duyệt. Điều này là điểm mọi người hay nhầm lẫn khi mà quy trình xét duyệt đơn xảy ra sau khi khách hoàn tất hồ sơ.
Ví dụ dễ hiểu thường gặp ở tình huống này là bạn giới thiệu được 100 khách hàng đăng ký web/ app vay thành công và hoàn tất hồ sơ => nền tảng ghi nhận hoa hồng tạm tính là 100 triệu. Nhưng sau khi nhân viên tài chính liên hệ, xét duyệt thì 99 khách hàng có hồ sơ vay không hợp lệ do nợ xấu, điểm tín dụng thấp,… thì bạn chỉ còn 1 triệu. Từ 100 triệu còn 1 triệu thì nghĩ họ lừa đảo cũng đúng?
Để hạn chế tình trạng mất đơn, hủy đơn
- Thực tế bạn cần phải đầu tư thời gian tư vấn thật kỹ, có sự hiểu biết về tài chính, tính dụng. Khi đó bạn sẽ có được nhóm khách hàng chất lượng, có chọn lọc và chắc chắn sẽ mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
- Đọc kỹ và thực hiện đáp ứng chính xác quy trình ghi nhận đơn ở phần mô tả chiến dịch.
- Hạn chế cung cấp thông tin khuyến mãi không đúng với ưu đãi thực tế từ bank (ngân hàng), đơn vị tín dụng. Có thể ưu đãi bạn vẽ ra hấp dẫn khiến khách hàng đăng ký nhưng rồi nó không có thực khiến họ thay đổi quyết định.
- Hạn chế spam cho vay, spam group hay bất cứ hình thức nào mà mang lại khách hàng ít tiềm năng. Điều này có thể bạn vẫn có đơn nhưng bạn phải chấp nhận là tỷ lệ đơn duyệt chắc chắn không cao.
Đối với các chiến dịch sàn thương mại điện tử
Điều đầu tiên mọi người phải nắm là hạn chế tự đặt hàng qua link tiếp thị của bạn. Bạn có thể tự đặt hàng và nhận hoa hồng nhưng không phải lúc nào cũng nhận được và điều này trong chính sách của các đơn vị là không cho phép. Rơi vào tình huống này thì đơn bạn sẽ ít khả năng được duyệt => bạn nghĩ họ lừa đảo là vậy đó.
Tình huống tiếp theo thường gặp tại nền tảng ACCESSTRADE bị publisher tố cáo lừa đảo khi: “Người làm tiếp thị sử dụng liên kết của mình nhờ vài người bạn mua hàng và xác nhận đặt hàng thành công, nhận được hàng thành công và hoàn toàn không đổi trả theo chính sách“. Quy trình đặt đơn trên là hợp lệ nhưng nếu đơn hàng của bạn không được ghi nhận thì tức là bạn đã mất đơn vì một lý do nào đó => bạn nghĩ ACCESSTRADE lừa đảo? có thể cũng đúng nhưng bạn cần liên hệ với bộ phận hỗ trợ để kiểm tra mã đơn hàng hoặc báo cáo mất đơn để được xử lý.
Để hạn chế tình trạng mất đơn, hủy đơn
- Hàng tháng mọi người có thể thử đặt vài đơn để kiểm tra, nhờ được bạn bè đặt giúp qua liên kết của mình là tốt nhất. Ngoài ra, nếu không phải các hệ thống mua sắm hoàn tiền cashback thì việc tra cứu đối soát đơn hàng bị mất gần như là không khả thi khi mà bạn có hàng ngàn đơn hàng.
- Sử dụng tính năng báo mất đơn hàng nếu có thể. Đặc biệt các chiến dịch D2C hoặc các chiến dịch mà bạn nắm được thông tin khách hàng, mã đơn hàng, hồ sơ (đối với tài chính).
- Một số đơn vị cho test đơn, test tracking, hãy tận dụng tính năng này. Hiện tại đối với các chiến dịch dạng D2C trên ACCESSTRADE bạn có thể test đơn tracking qua hướng dẫn từ AT cũng như quy định của đối tác. Dĩ nhiên, các đơn test này không được tính hoa hồng mà chỉ để kiểm tra hệ thống ghi nhận đơn hàng của đối tác có đúng không. Bản thân mình thấy việc test này cũng ít hiệu quả bởi vì giữa các bên đều biết đó là dữ liệu test thì việc minh bạch cũng khó.
Lưu ý: trước khi thử đặt hàng để kiểm tra tính minh bạch thực sự của nền tảng bạn cần lưu ý cách thức ghi nhận đơn hàng trước khi thử. Nếu không rồi quay sang kết luận nền tảng lừa đảo là không được xác đáng.
Trước đây khi tìm hiểu về Affiliate Marketing mình cũng từng có nhiều phân vân như vậy, do đó bạn cũng nên trong tâm thế tiếp nhận điều này nếu vẫn tham gia mảng này.
Mối liên hệ WIN-WIN
Affiliate marketer/ publisher, các hệ thống web/blog làm tiếp thị thực tế đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Các bên kết hợp với nhau và cùng có lợi.
- Supplier, doanh nghiệp bán hàng, người bán trên các sàn thương mại điện tử: Shopee, Tiki, Lazada, TikTok,.. hay các trang thương mại điện tử như Fahasa, Con Cưng, Điện máy XANH, Thế Giới Di Động,… xem affiliate marketing là một kênh marketing. Các kênh marketing sẽ góp phần gia tăng doanh số, lợi nhuận khi triển khai hiệu quả.
Ví dụ cụ thể: các nền tảng và đối tác tham gia của họ kiếm về 10 tỷ lợi nhuận cho doanh nghiệp, doanh nghiệp chia 3 tỷ cho nền tảng, nền tảng chia lại 1 tỷ cho các publisher mang lại doanh số này. - Publisher, người làm tiếp thị (là bạn) mang lại doanh số cho doanh nghiệp, nền tảng nếu mang lại khách hàng hiệu quả. Qua đó mang lại thu nhập tỷ lệ thuận với tính hiệu quả.
Ví dụ cụ thể: bạn kiếm về 100 triệu lợi nhuận cho doanh nghiệp, họ chia cho nền tảng 3 triệu, nền tảng chia cho bạn 1 triệu. - Platform, nền tảng tiếp thị liên kết mang lại hệ thống tracking, quản lý tracking, tích hợp tốt với nhà cung cấp, doanh nghiệp, trang thương mại điện tử. Hệ thống hiệu quả, minh bạch, gia tăng doanh số tốt cho đối tác được họ tin tưởng, chi trả chi phí tỷ lệ thuận với tính hiệu quả. Publisher tham gia tin tưởng và gia tăng chất lượng theo thời gian. Chính vì vậy sự uy tín là một trong các tiêu chí quyết định sự cạnh tranh, tồn tại của mỗi nền tảng.
Ví dụ cụ thể: publisher tham gia nền tảng kiếm về 10 tỷ lợi nhuận, doanh nghiệp chia cho nền tảng 3 tỷ, nền tảng dùng 1 tỷ chia lại cho các publisher. - Nhìn chung mối quan hệ giữa các thành phần tham gia hệ thống tiếp thị liên kết để dễ hiểu nó như việc bạn đi làm, bạn kiếm về cho công ty N$ bạn sẽ được trả 1 phần trong N$ đó và ngược lại. Ở đây cơ bản khái niệm và hình thái cũng tương tự, chính vì vậy đôi khi nền tảng và người làm tiếp thị sẽ khá bị động trước nhà cung cấp.
Lưu ý: Tiếp thị liên kết không hoàn toàn là các chương trình, nền tảng đa cấp. Nếu bạn đang có suy nghĩ xấu về đa cấp thì bạn cần tìm hiểu lại vì bản chất bán hàng đa cấp là một phương thức hoạt động mang lại hiệu quả lợi ích cho người bán, người mua phổ biến trên thế giới. Đa cấp triển khai biến tướng ở Việt Nam hay bất cứ mô hình nào triển khai theo hướng này mà không mình bạch, lừa dối người tham gia thì đều là lừa đảo.
Khó có thể kiểm soát doanh thu?
Có nhiều ý kiến cho rằng tiếp thị liên kết Việt Nam khó có thể kiểm soát doanh thu. Qua đây mình cũng trả lời luôn ngay cả với hệ thống thương mại điện tử hàng đầu thế giới là Amazon, Alibaba, Ebay,… hay mạng quảng cáo Google Adsense cũng vậy. Bạn chỉ có thể tin tưởng vào sự uy tín của họ thôi.
Affiliate marketer, publisher hay platform cũng không thể kiểm soát chính xác hoàn toàn doanh thu được
Vậy rõ ràng bạn chỉ có 1 lựa chọn duy nhất là tham gia hoặc không thôi? vì ở đâu cũng vậy cả. Thực tế trung thực mà nói bạn hay nền tảng không có nhiều quyền đối soát dữ liệu kinh doanh này từ doanh nghiệp. Chỉ có cuộc chơi về niềm tin của bạn và uy tín các bên ở đây.
Nhiều năm trước mọi người còn hoài nghi về cách làm việc và môi trường MMO khi ở nước ngoài dễ tin tưởng hơn là do người Việt Nam quản lý điều này đúng. Tuy nhiên, hiện tại thế giới ngày càng phẳng và nhiều công ty nền tảng ở Việt Nam đã có những bước phát triển hoàn thiện về con người cũng như hệ thống so với kiểu làm ăn chụp giật trước đây. Nói như vậy không có nghĩa là nền tảng nào bạn cũng tin được vì thực tế cũng có những bên hệ thống không đảm bảo, uy tín chưa cao, rủi ro bạn không nhận được hoa hồng là hoàn toàn có.
Tại sao nhiều người tham gia tiếp thị liên kết không hiệu quả?
Bạn tìm hiểu Make Money Online (MMO) bạn có biết Amazon và gần đây là Alibaba? Đó là câu chuyện về các hệ thống thương mại điện tử lớn trên thế giới và hệ sinh thái người làm tiếp thị cho nó là vô cùng mạnh mẽ.
Theo thông tin truyền thông sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2018 đạt 8,06 tỷ đô và ngưỡng 2020 dựa đoán có thể đạt tới 13 tỷ đô so với mục tiêu đề xuất trước đây chỉ là 10 tỷ đô.
Vậy tạo sao nhiều blogger/ webmaster, người làm tiếp thị lại không kiếm được hoặc kiếm được khiêm tốn khi tham gia tiếp thị liên kết tại Việt Nam.
1 Thương Mại Điện Tử (TMĐT) ở Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển, các hình thức kinh doanh đi theo nó cũng cùng xu thế đó. Dù khởi sắc nhưng hiện tại nó chỉ chiếm % khá nhỏ trong ngành bán lẻ. Dưới đây là biểu đồ truy cập các sàn thương mại điện tử uy tín nhất Việt Nam bạn có thể tham khảo để định hướng phát triển cũng như theo đuổi tiếp thị liên kết cho đơn vị nào?
Bản đồ thương mại điện tử Việt Nam 2025 theo iPrice.vn
2 Các hệ thống nền tảng, đơn vị như ACCESSTRADE, Lazada, Shopee, Tiki,… vẫn đang không ngừng thăm dò, điều chỉnh và phát triển hệ thống tích hợp tiếp thị liên kết. Và mọi hệ thống luôn có điểm mù nhất định, cũng như các vấn đề về tính ổn định tương tác trong suốt quá trình vận hành, kể cả thay đổi hệ thống. Điển hình là chính sách các bên về % hoa hồng cho affiliate marketer thay đổi liên tục, thậm chí nhiều đơn vị thay đổi việc tham gia và ngừng tham gia để kiểm thử hiểu quả của mô hình affiliate.
Bên cạnh đó các chính sách quảng cáo liên quan tới thương hiệu nhà cung cấp, sản phẩm, tỷ lệ hoa hồng cũng ngày càng khó khăn hơn và publisher nhỏ gần như chịu ảnh hưởng, rủi ro lớn dẫn tới chán nản. Lúc này quan điểm lấy ngắn nuôi dài dường như là một bài toán khó đầy thách thức.
Điển hình là chính sách hoa hồng của Shopee vừa áp dụng đầu năm 2020. Hầu hết những publisher lên được top các từ khoá mã giảm giá Shopee đều bị ảnh hưởng doanh thu. Gần đây thì chính sách hỗ trợ chi phí vận chuyển Shopee lại là một vấn đề khi khách hàng cũ lệ thuộc và yêu thích Shopee vì loại mã freeship 0đ, đơn 0đ có giá trị lên tới 40k giờ chỉ còn 30k, 20k, 15k, thậm chí 10k.
3 Thói quen mua sắm tiêu dùng trực tuyến của người dùng vẫn đang trong thời kỳ thay đổi. Bạn có thể thấy dù mua sắm online khá phổ biến nhưng nếu khảo sát xung quanh bạn 10 người thì chắc 80% nói họ biết mua hàng online và thanh toán trực tuyến nhưng họ vẫn thích thanh toán COD hơn – thanh toán tiền khi nhận hàng. Rất nhiều người chưa thật sự nắm rõ lợi ích của thanh toán thẻ, các loại ví điện tử so với tiền mặt.
4 Có thể bạn đặt + xây dựng hệ thống link tracking chưa đúng hoặc bị lỗi. Hãy kiểm tra ngay cấu trúc link của bạn + phản hồi nhờ kỹ thuật nền tảng check cho bạn.
5 Vấn đề quan trọng là KHÔNG PHẢI cứ làm tiếp thị liên kết bằng việc spam link, chia sẻ link tiếp thị, cheat lừa dối người dùng, lừa dối người bán,… là có thể chiếm cookie => tăng chuyển đổi => có thu nhập. Điều này dễ hiểu khi CPC quá cao, cookie rất nhiều nhưng chuyển đổi lại hoàn toàn ngược lại. Mấu chốt khó nhất ở đây là phải tìm kiếm, phát triển được những kênh có nguồn khách hàng tiềm năng, chất lượng (thực sự có nhu cầu) để gia tăng doanh thu.
Cảnh báo: hiện tại trên các group Mẹ Bỉm, Bố Tã, Hội Chị Em… đang sử dụng hình thức thu tiền vài trăm (khoá học 399k) để hướng dẫn lừa dối các nhà bán hàng bằng các đơn hàng ảo, đăng ký ảo, mua hàng không nhận hàng… và nhận hoa hồng thì mọi người:
- Cần tỉnh táo vì không có gì dễ dàng cả? Thông thường cái gì dễ dàng thì đều có vấn đề? Trước khi tiếp cận tiếp thị liên kết bạn kiếm tiền có khó không? nếu khó thì khi làm tiếp thị liên kết cũng vậy, có thời gian, hệ thống rồi thì nó dễ hơn thôi chứ cũng không phải đơn giản như các khoá học trên chia sẻ. Về hình ảnh doanh số, doanh thu thì trừ khi bạn trực tiếp xem mới “nên tạm tin”, ngược lại đều có thể làm giả được.
- Nếu kiếm vài trăm chỉ bằng chia sẻ link? nếu là bạn, bạn có chia sẻ hoặc bán cách làm đó với giá vài trăm không? hay để làm bí quyết làm giàu, chia sẻ với người thân, bạn bè cùng làm?
- …
Tiếp thị liên kết ở Việt Nam có thể kiếm được bao nhiêu?
Con số mình là 300 triệu -> 1 tỷ/ sau thuế (chưa tính bonus từ các sàn, trong đó có cả cá nhân, có doanh nghiệp). Bạn sẽ thấy khó tin nhưng đó là sự thật. Nhiều chia sẻ thu nhập vài triệu hay vài chục… trên các group thông thường đều là lừa đảo để mồi chài khoá học hoặc bán những video hướng dẫn cơ bản thậm chí không có giá trị nhiều (bạn có thể dễ dàng tìm kiếm trên youtube hay trên học viện chính thức của các nền tảng đó).
Làm sao có doanh số tốt? họ đã làm gì để đạt được điều đó?
Hình thức hiện tại mang lại doanh số tốt nhất cho các hệ thống cá nhân là NỘI DUNG TỐT + biết CHẠY QUẢNG CÁO TỐT (Google Adwords, Facebook ads) để tối ưu vào nhóm khách hàng nhất định. Theo đuổi sau khách hàng tiềm năng bằng mọi giá, mọi kênh.
Vì khi chạy quảng cáo, email marketing, tối ưu quảng cáo bạn sẽ retarget vào đối tượng khách hàng tiềm năng chính xác hơn, chính xác hơn thì hiệu quả và khả năng tăng chuyển đổi tốt hơn. Tuy nhiên, cần thận trọng và tuân thủ đúng chính sách của nền tảng và nhà cung cấp liên quan tới quảng cáo trả tiền, cụ thể là vấn đề thương hiệu.
Xây dựng web/ blog làm tiếp thị liên kết
Một trong các hình thức hiện tại phổ biến ở Việt Nam khi làm tiếp thị liên kết mọi người hay làm dạng web/ blog:
- Đánh giá sản phẩm ngách, dịch vụ, blog tài chính, tín dụng.
- Chia sẻ coupon dạng chuyên trang tổng hợp mã giảm giá và tối ưu SEO cho nhóm từ khóa liên quan như: mã freeship fahasa, mã giảm giá fahasa, khuyến mãi dienmayxanh,… mình hiện cũng làm như vậy trên blog PolyXGO.
- Tra cứu, phân tích và xem lịch sử biến động giá bán sản phẩm. Ví dụ: https://lichsugia.vn, https://lichsugia.com.
- So sánh giá, so sánh sản phẩm, tư vấn sản phẩm có giá bán tốt nhất giữa các sàn thương mại điện tử hoặc site bán hàng online.
- Bạn hoàn toàn có thể tự cài đặt & xây dựng web/ blog về giảm giá, khuyến mãi từ bộ plugin này theo hướng dẫn tại: http://wikipoly.com/polyxgo-plugins/
- Hỗ trợ phát triển các tính năng thêm theo yêu cầu, ý tưởng mở rộng theo mục đích riêng, chi phí thỏa thuận.
- Dịch vụ cài đặt web/ blog sử dụng bộ plugins mã giảm giá polyxgo tạo blog giảm giá tương tự polyxgo.com, chi phí 900.000đ/ 1 site và 500.000đ/ từ site thứ 2.
- Hỗ trợ xử lý lỗi, các vấn đề phát sinh suốt quá trình sử dụng. Bảo hành vĩnh viễn.
- Download miễn phí themes & plugins khác được cập nhật phiên bản mới hàng ngày: WordPress Themes (các bản này mình mua chung hiện gồm: Astra Agency, WP-Rocket, bạn nào có nhu dùng thì request mình add email share nhé). Bộ plugins polyxgo và theme Astra này cũng là bộ các blog khuyến mãi cùng hệ thống mình đang sử dụng.
Xây dựng kênh mạng xã hội
Thường các kênh mạnh nhất về truy cập hiện tại chính là mạng xã hội: Youtube, Group facebook, TikTok,… đặc biệt là các kênh về review dịch vụ, sản phẩm.
Nếu tài khoản có nhiều người theo dõi, người nổi tiếng, có thương hiệu cá nhân hoặc có khiếu về ăn nói thì việc xây dựng video và phát triển các kênh này sẽ giúp bạn mang lại nguồn traffic rất tốt khi làm tiếp thị liên kết.
Hình thức này đang là xu thế trong affiliate marketing, nổi bật là các KOC, KOL, chuyên và bán chuyên lẫn không chuyên đều tham gia. Nhóm kênh này chính là nguồn doanh thu cực kỳ lớn cho nền tảng và đối tác nhà cung cấp sản phẩm. Nổi bật nhất hiện tại là nền tảng TikTok.
Kết luận
Vấn đề nào cũng có mặt này mặt kia, trong affiliate marketing cũng vậy. Nếu bạn đã nghiên cứu tiếp thị liên kết và đang phân vân thì hãy xem đây là một kênh đầu tư, tìm hiểu, học hỏi dần dần tùy vào quỹ thời gian bạn có trước, sau này có kết quả tốt và khả quan thì bạn mới nên tập trung toàn bộ thời gian, tiền lực vào.
Là người mới hãy bắt đầu với ACCESSTRADE, Tiki, Fahasa, Lazada, Shopee Việt Nam hay bất cứ nền tảng nào mà bạn cảm thấy tin tưởng. Quan trọng là cần loại bỏ sự hoài nghi về nền tảng, đối tác, thay vào đó hãy thích nghi.
Bạn đừng nghe bất cứ ai về việc bên nào uy tín và nên làm bên nào vì thực tế sẽ rất khó. Mình chỉ góp ý là bạn không nên bỏ trứng vào một rổ mà nên trải đều hoặc kiểm thử một thời gian trước khi đẩy mạnh bên nào. Cụ thể là đối với cùng nhà cung cấp có mặt trên các nền tảng thì hoa hồng bên nào cao hơn, tỷ lệ hủy đơn thấp hơn thì bạn tham gia.
Chúc bạn tìm hiểu, học hỏi và tham gia tiếp thị liên kết thành công!